Ngày nay, hiện tượng trẻ bỏ nhà đi bụi để thoát khỏi tầm kiểm soát của gia đình đang là một thực trạng nhức nhối của toàn xã hội nói chung và của mỗi gia đình nói riêng. Có khá nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Thường thực trạng này xảy ra, phần lớn xuất phát từ quan niệm giáo dục sai lệch, dẫn đến việc lơi lỏng quản lý con em mình về thời gian. Nhiều người nghĩ rằng trẻ bỏ nhà đi bụi thường là trẻ em sống trong những hoàn cảnh phức tạp (cha mẹ ly hôn, bạo lực gia đình…) hoặc khó khăn về kinh tế. Trên thực tế, nguyên nhân dẫn đến hành vi này rất đa dạng. Trong quá trình tác nghiệp các nhà Tham Tu Tu có những bài học kinh nghiệm quý báu về phân tích tình trạng tâm lý trẻ, họ muốn chia sẻ cùng Quý bậc phụ huynh đang có con em ở lứa tuổi vị thành niên:
Nguyên nhân thực trạng trẻ bỏ nhà đi bụi
Cha mẹ ly hôn, đẩy các em phải sống trong tình trạng thiếu tình thương, quan tâm, chăm sóc từ một hoặc hai phía song thân. Có nhiều em phải về sống với ông bà hoặc bà con họ hàng hoặc sống cùng với cha mẹ kế. Đã xảy ra nhiều tình trạng bạo hành trẻ em hoặc xâm hại tình dục trẻ em trong những tình huống này. Hậu quả của môi trường thiếu tình thương yêu và an toàn đã đẩy trẻ rời khỏi nhà để tìm sự an toàn cho mình. Cũng có khi tâm trạng mình là “người thừa”, “người sinh ra mình còn không cần mình” đã khiến các em chán chường và tìm một lối thoát.
Còn nhớ một câu chuyện làm ví dụ cho trường hợp này. Cô bé Nguyễn Thị Trà My ở Hải Dương, 14 tuổi nguyện làm “chim mồi” dụ bạn cứu net để đồng bọn cướp xe máy trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội khoảng cuối năm 2012 khi được hỏi về cha mẹ đã khóc như mưa bảo rằng: “Em sinh ra từ đất đá chứ chẳng có cha mẹ nào cả”.
Cha mẹ đầy đủ song trẻ lại chịu sự bạo hành về tinh thần và thể xác từ phía cha mẹ. Có thể là tính cách nóng nảy của các ông bố bà mẹ hay la mắng hoặc đánh đập con cái, khiến các em cảm thấy bản thân không được thương yêu. Hoặc cũng có thể là do yêu cầu của các bậc phụ huynh về thành tích học tập hay thành tích ngoại khóa mà không thật sự quan tâm đến nhu cầu giải trí của các em. Với những trường hợp này, đa số các bậc làm cha mẹ đều khẳng định “Con tôi không thể nào bỏ nhà đi bụi” khi khai báo với cơ quan chức năng. Việc không am hiểu tâm lý vị thành niên của phụ huynh chính là nguyên nhân chính cho nhóm trẻ này.
Cha mẹ quá bận rộn không có thời gian quản lý con cái. Cuộc sống hiện đại kéo theo nhu cầu vật chất cần nhiều tiền để trang trải. Các bậc phụ huynh làm việc cả ngày, không có thời gian quan tâm chăm sóc con cái. Hết thảy chọn cách thuê người giúp việc hoặc cho con cái nhiều tiền để tụi nó tự lo. Không có sự quản lý, trẻ lao vào internet, kết bạn bè không tin cậy, lao vào chơi game hoặc các thú vui cần tiền. Hết tiền trẻ sẽ nảy sinh các yêu sách đòi tiền cha mẹ hoặc trộm tiền từ cha mẹ. Nếu bị phát hiện sẽ nảy sinh tâm lý sợ hãi bỏ nhà đi. Có những bậc làm cha khi phát hiện ra con cái mình nói dối, thay vì tự kiểm điểm bản thân thì lại đánh đập trẻ. Đây có thể trở thành giọt nước tràn ly khiến trẻ bỏ nhà ra đi.
Nhận được quá nhiều sự quan tâm từ gia đình khiến trẻ cảm thấy ngột ngạt, bức bách. Trong trường hợp này, tình thương quá mức, sự chăm sóc thái quá lại là liều thuốc độc đối với tâm lý nổi loạn của các em. Trẻ bị bạn xấu lôi kéo. Tâm lý tuổi vị thành niên rất thất thường, mau chán, hay mâu thuẫn nhưng lại dễ bị những thứ lạ lẫm kích thích trí tò mò, dẫn đến các em dễ bị người khác lôi kéo, dụ dỗ vào hành vi xấu. Bất cứ đứa trẻ nào bây giờ cũng biết về internet. Chỉ cần một cú click chuột, nhan nhản “bạn bè”, “chuyên gia tâm lý” xuất hiện có thể thấu hiểu, cảm thông và “cứu rỗi” các em. Với những trẻ mà gia đình sẵn có những mâu thuẫn hoặc chuyện buồn làm dây dẫn cháy thì quả bom “đi bụi” nổi khi nào chỉ còn là vấn đề thời gian.
Chuyện gì có thể xảy ra khi trẻ bỏ nhà đi ?
Bất cứ chuyện gì.Tâm lý các em khi bỏ nhà ra đi thường bốc đồng, thiếu hoặc không có sự chuẩn bị về vật chất cũng như tâm lý chuẩn bị “ăn gì, ngủ đâu” mà thường là cái gì đến thì đến. Chính vì thế sẽ rất dễ xảy ra trường hợp “Sống đâu là nhà, ngã đâu là giường”, vật vờ lang thang và dễ bị kẻ xấu dụ dỗ.
Rất nhiều trẻ khi bỏ nhà ra đi, tụ họp lại thành một nhóm sống chen chúc bầy đàn và thác loạn.trong nhũng phòng trọ chật hẹp, những tiệm internet để sống ảo. Hết tiền thì lừa đảo, trộm cướp.
Trường hợp lạc quan nhất là các em sau một thời gian nhận ra lỗi lầm và quay trở về hoặc được Tham Tu Tu hay cơ quan chức năng tìm ra. Nhưng đó là những em bỏ nhà đi chỉ vì giận dỗi cha mẹ nhất thời. Còn các trường hợp những em vốn sẵn thiếu tình thương từ gia đình rất dễ trượt dài vào con đường tội lỗi mại dâm, cờ bạc, trộm cướp, hút chích…Cuộc sống bấp bênh, không nhà cửa, không người thân biến trẻ thành những con người vô cảm, lạnh lùng thậm chí độc ác, sẵn sàng làm những việc vi phạm pháp luật. Hoặc là do tâm lý nhẹ dạ cả tin, các em bị bọn người xấu, xã hội đen lừa đảo cho hút chích và biến các em thành những con nghiện phụ thuộc, phải làm tất cả để được thuốc.
Hiểm họa hơn vẫn thường xảy ra với các em gái khi xã hội bên ngoài đầy rẫy những tên cò mồi chuyên dụ dỗ các em vào động mại dâm hoặc những tú bà tú ông buôn người qua biên giới. Nhiều bé gái chết đi sống lại vì bị ép bán dâm quá mức trong các nhà thổ. Chúng đều là những đứa bé bỏ nhà đi bụi. Một kết cục hiếm những không phải không xảy ra đó là có khi vì cảm thấy mất niềm tin vào cuộc sống, bi quan, chán nản không lối thoát mà nhiều trẻ đã chọn con đường tự tử.
Biện pháp ngăn chặn trẻ có ý định bỏ nhà ra đi
Hãy hiểu con mình, hiểu diễn biến tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ, đặc biệt là trẻ tuổi 12 đến 17. Đây là tuổi có nhiều diễn biến mạnh mẽ về thể chất, có nhiều mâu thuẫn về mặt tâm lý, muốn khẳng định mình là người lớn, muốn sống tự lập nên dễ có những hành động dại dột, nông nổi.
Gần gũi trẻ, quan tâm đến trẻ nhưng không nên quan tâm quá mức. Cha mẹ lo lắng cho trẻ nhiều quá, cấm đoán trẻ nhiều quá sẽ làm cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái không có sự hòa hợp, thống nhất, dễ hiểu lầm. Sự quan tâm thái quá cũng làm trẻ bị tổn thương lòng tự trọng, cảm thấy bị xúc phạm. Không bao giờ dạy trẻ bằng roi vọt, đó là biện pháp phi giáo dục, gây vết thương sâu đậm trong tâm hồn trẻ dễ dẫn đến hành động bột phát như tự tử hay bỏ nhà ra đi thoát khỏi tầm ảnh hưởng của gia đình, tham gia vào các nhóm quậy phá nhằm khẳng định mình.